Pages

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2021

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp tại trường trung học phổ thông

Có thể nói chọn trường, chọn nghề là công việc cực kì quan trọng đối với các bạn học sinh lớp 12 bởi vì đó chính là sự lựa chọn tương lai của các bạn. Thế nhưng hiện nay, hầu hết học sinh lớp 12 còn rất lúng túng trước quyết định của mình, không dám chắc ngành nghề mình định chọn có phải là nghề phù hợp với mình hay không. Các bạn thiếu thông tin bổ ích cần thiết cũng như những gợi ý chọn trường đại học tốt để làm nền tảng cho quyết định của bản thân, thiếu sự hiểu biết đầy đủ về nghề nghiệp cũng như về nguồn lao động trong xã hội, từ đó dẫn đến việc các bạn có suy nghĩ sai lệch trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều thế hệ đi qua mà sinh viên đã chọn đi sai con đường nên những vấn nạn liên quan đến nghề nghiệp là không tránh khỏi. Hậu quả là vấn nạn thất nghiệp tăng lên, thiếu hụt nguồn lao động đúng ngành nghề, sinh viên sau tốt nghiệp thay đổi công việc liên miên, nguồn thu nhập không đáp ứng được tiêu chuẩn sống…

1. Định hướng nghề nghiệp là gì ?
Nói một cách dễ hiểu thì việc định hướng nghề nghiệp chính là việc các bạn học sinh chuẩn bị cho mình hành trang kiến thức đầy đủ về các ngành nghề, xu thế xã hội để từ đó có được những quyết định đúng đắn cho bản thân.
Việc định hưỡng nghề nghiệp giúp các bạn có thể tự tin lựa chọn nghề nghiệp hay trường đại học sau khi tốt nghiệp lớp 12. Việc lựa chọn được đúng các ngành nghề sẽ giúp các bạn có thể phát huy được tối đa những khả năng và điểm mạnh của bản thân, phát triển năng lực một cách tối đa và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc sau này.
Chính vì lợi ích như vậy mà bất kỳ ai cũng có thể thấy được mặt tích cực của việc tư vấn định hướng nghề nghiệp.

2. Khi nào là phù hợp để định hướng nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp ?
Thực ra việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh nên được chú trọng và thực hiện càng sớm càng tốt. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường bản thân các bạn phải biết mình thích điều gì, có điểm mạnh gì và điểm yếu như thế nào để có thể chọn được một nghề nghiệp hay công việc thật phù hợp trong tương lai.
Makoto cho rằng giai đoạn phù hợp nhất để định hướng nghề nghiệp cho các bạn chính là giai đoạn bước vào cấp 3. Thời điểm này các bạn đã có những nhìn nhận và đánh giá riêng cho bản thân cũng như sở thích cũng như năng lực mình có.

3. Bốn bước định hướng nghề nghiệp hiệu quả cho học sinh cuối cấp
a. Xác định rõ điểm mạnh của bản thân
Vậy thì hãy bắt đầu với các câu hỏi: “Mình muốn trở thành ai?”, “Mình thích gì?”, “Mình có năng lực nào nổi trội”, “Mình đam mê điều gì?”. Đó là những câu hỏi cơ bản nhất.
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin bạn chỉ cần tra cứu thông tin trên mạng hay làm những bài test để có thể đưa ra được danh sách những nghề nghiệp phù hợp với điểm mạnh của mình.
b. Chọn ngành nghề
Thường thì trong quá trình hình thành và phát triển theo từng giai đoạn bất cứ ai cũng có một sở thích hay niềm yêu thích nào đó, có bạn sẽ yêu thích nghệ thuật, khoa học, nghiên cứu và có bạn cũng yêu thích khám phá sinh học, thực vật ….
Khi thấu hiểu bản thân xong, dựa vào những tiềm năng vốn có thì sẽ dễ dàng chọn được những lĩnh vực nghề nghiệp chung. Sau đó từ những ngành nghề chung đó, dựa vào tính cách, những điều bản thân mong muốn và xu hướng xã hội để chọn nghề và ngành học cho mình.
c. Xác định trường có ngành nghề đào tạo phù hợp
Bạn cần phải xác định được nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân trước tiên, sau đó tìm hiểu đến những trường chuyên đào tạo về ngành nghề đó để có được một sự lựa chọn phù hợp và đúng đắn nhất.
Một điều lưu ý khi chọn trường là phải phù hợp với nhiều mặt với hoàn cảnh của mình. Hãy cân nhắc về vị trí địa lý, học phí, môi trường học tập, các hoạt động của trường…
d. Quyết định và xây dựng lộ trình riêng cho mình
Có vẻ như việc ra quyết định là điều kết thúc hoạt động của hướng nghiệp. Thế nhưng việc định hướng nghề nghiệp không chỉ đơn giản là việc chọn nghề gì, trường gì cho đúng mà cần cả một quá trình tìm tòi, nghiên cứu thông tin, ra quyết định và xây dựng kế hoạch.

* Phụ lục: Tài liệu hướng dẫn Định hướng nghề nghiệp
(Nguồn sưu tầm từ Internet - ndcmath không chịu trách nhiệm về bản quyền nội dung)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét